Trong tập luyện vì sao cần quan tâm đến hồi phục hơn cả?
Võ sĩ chuyên nghiệp và sự đánh đổi về sức khỏe
Các võ sĩ chuyên nghiệp luôn xuất hiện với thể hình to lớn và thể chất tuyệt vời, nhưng đằng sau lớp cơ bắp cuồn cuộn ấy là một cơ thể đang yếu dần theo năm tháng. Theo những khảo sát gần đây, tuổi thọ trung bình của vận động viên là thấp nhất so với các ngành nghề khác. Điều đặc biệt là, các vận động viên chính là những biểu tượng sống của thể chất và thể lực.
Tuổi thọ trung bình của vận động viên nằm trong nhóm thấp nhất
Theo Lương y Tô Ấn Trà – thầy thuốc đã có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề cũng như tham gia chia sẻ, tư vấn về Đông Y trên các diễn đàn mạng đã giải thích:
"Bởi vì sự nghiệp thi đấu đỉnh cao chính là một sự đột phá giới hạn chịu đựng của cơ thể một cách liên tục. Cơ thể vận động viên luôn trong trạng thái bị đốt cháy, bị thúc đẩy phát triển trong một thời gian ngắn nhất định, mà sự chịu đựng của cơ thể là có giới hạn."
Thầy thuốc Tô Ấn Trà - một trong những thầy thuốc nổi tiếng với nhiều năm nghiên cứu, chia sẻ và tư vấn thuốc Đông Y tại Hà Nội
"Tế bào cơ thể chỉ phân chia tối đa 50 lần rồi kết thúc vòng đời của nó. Như tất cả mọi thứ trên đời, khi đến đỉnh cao thì sẽ đến lúc xuống dốc. "Lúc cực thịnh cũng là lúc khởi suy", khi cơ thể của vận động viên đạt đến đỉnh cao của họ, thì cũng chính là lúc họ bắt đầu thời kỳ suy tàn của chính mình. Vì vậy, các vận động viên sau thời kỳ đỉnh cao, vật lộn với chấn thương, đau đớn về thể xác, nội tạng bị kém chức năng, hay tàn tật lúc trở về già là điều không có gì đáng ngạc nhiên cả. Đó là chưa kể đến việc các võ sĩ phải sử dụng các loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ chức năng trong thời gian thi đấu đỉnh cao."
"Có thể hiểu cơ thể của vận động viên như việc đốt lửa rơm vậy. Rơm được châm lửa thì bùng lên rất nhanh, nhưng cũng nhanh lụi. Cơ thể của vận động viên cũng đi theo quy luật đó, họ đốt hết mọi dự trữ trong cơ thể để leo lên đỉnh cao một cách nhanh nhất. Nên khi về già, lượng dự trữ trong cơ thể đã cạn kiệt."
Những nhà vô địch sau thời hoàng kim đều phải gánh chịu nhiều tổn thương trong thời thi đấu, điển hình là tổn thương não
Phục hồi sau tập luyện (Recovery)
Để tiến bộ, võ sĩ buộc phải vượt qua ngưỡng giới hạn của cơ thể. Tuy nhiên, cũng vì đi quá giới hạn của cơ thể, người tập sẽ ở trong trạng thái cận kề với chấn thương. Vượt ngưỡng càng xa, khả năng mắc chấn thương càng lớn. Nếu không gặp chấn thương, thể chất của người tập cũng sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái rệu rã, mệt mỏi sau mỗi lần vượt ngưỡng như thế. Do đó, sau mỗi buổi tập, những võ sĩ chuyên nghiệp bắt buộc phải có một chuyên gia phục hồi để đảm bảo hiệu suất tập luyện cho ngày hôm sau.
Phục hồi sau tập luyện là công tác cực kỳ quan trọng vì bởi, một võ sĩ có ý chí mạnh mẽ thế nào, anh vẫn không thể đạt được hiệu suất tập luyện cao nhất với một cơ thể kiệt sức.
Việc phục hồi cho võ sĩ cũng không chỉ đơn giản là "thả lỏng". Một chuyên gia phục hồi cần phải ăn ý với đội ngũ huấn luyện và nắm được những nhóm cơ, gân, dây chằng hay bất kỳ bộ phận nào bị quá tải trong ngày tập luyện để họ có thể đưa ra giải pháp phục hồi hiệu quả nhất. Càng chú tâm vào việc hồi phục, bạn càng dễ dàng đi lên đỉnh cao hơn và sức khỏe của bạn càng được đảm bảo hơn.