Ngồi quạt sau khi chạy dưới trời nắng: Cẩn thận nguy hiểm tính mạng
Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Ollie Jay và các cộng sự đã chọn ra 12 đối tượng là nam giới, khoảng 25 tuổi và chia họ thành 2 nhóm khác nhau, tiếp xúc với 2 điều kiện môi trường khác nhau được mô phỏng bởi các sóng nhiệt.
Nhóm 1 sẽ được đưa vào môi trường khô và nóng (khoảng 46,6 độ C – độ ẩm 10%), còn nhóm 2 được đưa vào môi trường nóng ẩm (khoảng 40 độ C – độ ẩm 50%). Đáng chú ý, họ sẽ phải ngồi trước quạt điện ngay khi hơi nóng được bốc lên. Sau 2 giờ trải nghiệm, các thông số liên quan tới từng đối tượng như nhịp tim, huyết áp, tỷ lệ mồ hôi thoát ra và “độ biến dạng do nhiệt” liên quan tới nhiệt độ trực tràng.
Kết quả cho thấy, trong điều kiện nóng, ẩm, với chỉ số nhiệt độ có thể lên tới 55,5 độ C, quạt điện có thể giúp cho cơ thể làm giảm nhiệt độ cơ thể cũng như điều hòa hệ thống tim mạch.
Tuy nhiên, nếu ở trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn (45,5 độ C) nhưng khô hơn, quạt điện có thể mang tới những hiểm họa khôn lường tới cơ thể. Các chỉ số về nhiệt độ trực tràng, nhịp tim, tỷ lệ thoát mồ hôi, mất nước đều tăng lên đáng kể. Hay nói cách khác, bạn sẽ cảm thấy nóng hơn nếu ngồi trước quạt điện sau khi chạy dưới điều kiện khô, nóng.
Theo phân tích của ông Ollie Jay, ở môi trường có độ ẩm cao hơn, cơ thể con người sẽ thoát nhiều mồ hôi hơn và quạt điện có thể đẩy nhanh quá trình bay hơi hiệu quả hơn. Ngược lại, trong điều kiện khô nóng, hoạt động của quạt điện có thể ngăn cản sự thoát mồ hôi, khiến cho thân nhiệt của cơ thể ngày càng tăng lên.
Công trình nghiên cứu này vẫn còn vướng phải một số hạn chế khi quy mô nghiên cứu chỉ dừng lại ở 12 người. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của những người tham gia là 25 và có thể trạng khỏe mạnh, do vậy, ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ tới các nhóm tuổi khác vẫn chưa được nghiên cứu này làm rõ. Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, sóng nhiệt có thể gây ảnh hưởng lớn tới những người cao niên, thừa cân, béo phì, áp huyết cao hoặc sử dụng một số loại thuốc.
Ông Ollie cũng cho biết, việc ngồi điều hòa sau khi chạy dưới trời nắng không phải là một ý tưởng tồi. Tuy nhiên, tốt hơn hết thì chúng ta nên áp dụng phương pháp thủ công nhưng cực kỳ hiệu quả: lấy khăn ấm (hoặc lạnh) có bọc đá bào bên trong rồi chườm quanh cổ, hoặc dùng nước lạnh rửa chân tay và cổ.
Điều này sẽ thúc đẩy quá trình bay hơi, giúp cơ thể tỏa ra tối đa lượng nhiệt dư thừa. Nếu không áp dụng phương pháp thủ công trên, ông Ollie cũng từng chứng minh trong một nghiên cứu trước đó rằng, uống nước lạnh sau đó ngồi trước quạt điện cũng là 1 cách hữu hiệu để làm mát cơ thể sau khi chạy dưới trời nắng.