Bokator - Môn võ "đánh sư tử" của Campuchia được đưa vào SEA Games 32

thứ sáu 28-4-2023 15:40:43 +07:00 0 bình luận
Bên cạnh Kun Khmer, Kun Bokator - môn võ thuật truyền thống của Campuchia sẽ được đưa vào chương trình thi đấu SEA Games 32.

Lịch sử

Ngược dòng lịch sử khoảng gần 2000 năm trước của Đế quốc Khmer cổ đại, môn võ Bokator theo các nghiên cứu được cho là ra đời cùng với những cuộc chiến tranh của đế quốc này trong quá tình mở rộng lãnh thổ của người Mon Khmer. 

Trong tiếng Khmer, bok có nghĩa là đánh hoặc võ thuật, tor có nghĩa là sư tử. Theo truyền thuyết của người Khmer cổ, đây là môn võ được một chiến binh sử dụng với các vũ khí như gậy ngắn để tấn công một con sư tử thường xuyên quấy nhiễu dân làng. Tên gọi Bokator bắt nguồn từ đó. Các bằng chứng về truyền thuyết này được ghi chép lại trong các bức phù điêu tại di tích đền Angkor Wat, Baphuon hay Preah KO từ thế kỉ thứ 9.

Bokator được lấy cảm hứng từ truyền thuyết đánh sư tử của một vị dũng sĩ Khmer cổ đại.

Kĩ thuật

Bokator được mô tả với hệ thống 12 bộ kĩ thuật, với bộ thứ 1 tới 8 là các kĩ thuật tay không, bộ thứ 9 tới 12 là các thế đánh binh khí. Trong đó, hệ thống vũ khí của Bokator chia ra hai nhóm dao, kiếm, giáo, cung tên, nỏ và nhóm gậy (dài/ngắn), khiên và dùi cui. 

Các kĩ thuật tay không của Bokator dựa trên các tư thế tự nhiên của con người và cử chỉ của những loài động vật như chim, ngựa, voi, khỉ, cá sấu, hổ, rắn và thậm chỉ cả vịt... Do đó, theo một số lời câu chuyện đồn đại từ xa xưa, Bokator có thể sở hữu tới 10000 kĩ thuật khác nhau tùy vào đẳng cấp của người học. 

Theo ghi nhận tại các di chỉ xung quanh thời kì Angkor, Bokator đã đi sâu vào đời sống của người dân Khmer thông qua các lễ hội, chương trình huấn luyện quân đội và võ thuật cho hoàng gia. 

Kĩ thuật chiến đấu của Bokator bao gồm tay không và binh khí.

Suy thoái và hồi sinh

Thời kì suy thoái của Bokator bắt đầu từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Campuchia năm 1863, tới khi kết thúc chế độ diệt chủng Khmer Đỏ năm 1979. 

Người được ghi nhận có công hồi sinh Bokator sau thời kì thoái trào là đại võ sư San Kim Sean. Để tránh sự thống trị của Khmer Đỏ, ông Kim Sean đã tới Mỹ thực hiện việc truyền bá võ thuật. 

Vào năm 1992, võ sư San Kim Sean chính thức trở về Campuchia, cùng các võ sư Bokator còn sống sót sau chế độ Khmer Đỏ hệ thống hóa lại các kĩ thuật, mở nhiều lò luyện Bokator trên cả đất nước.

Võ sư San Kim Sean - người đi đầu trong quá trình phục hồi Bokator tại Campuchia.

Năm 2004, Liên đoàn Võ thuật Bokator Campuchia chính thức được thành lập. Với những nỗ lực liên kết cùng các tổ chức quốc tế, vào tháng 11 năm 2022, Bokator chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Năm 2023, tại SEA Games 32 do Campuchia là chủ nhà, môn Kun Bokator được đưa vào chương trình thi đấu chính thức cùng với môn võ thuật truyền thống Kun Khmer.

Để chuẩn bị cho SEA Games 32, Việt Nam đã thành lập đội tuyển Võ cổ truyền quốc gia, với nhiệm vụ thi đấu môn Kun Bokator cùng các nước bạn. Tại giải Vô địch Kun Bokator Đông Nam Á tiền SEA Games, đội tuyển Kun Bokator Việt Nam đã xuất sắc giành 3 huy chương Vàng, xếp thứ hai toàn đoàn để sẵn sàng cho các nhiệm vụ tiếp theo tại kì đại hội trên đất Campuchia.

Lâm Gia
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội