Áo đấu mùa EURO đã đầu độc bao nhiêu con người?

thứ năm 19-5-2016 4:03:04 +07:00 0 bình luận
Chúng ta có thể ước lượng và đưa ra câu trả lời, dựa vào chính báo cáo “khủng” về doanh thu của các hàng sản xuất trang phục thể thao lớn mùa EURO…

Chúng ta có thể ước lượng và đưa ra câu trả lời, dựa vào chính báo cáo “khủng” về doanh thu của các hàng sản xuất trang phục thể thao lớn mùa EURO…

Khi UEFA, FIFA và EC im tiếng

Trước VCK EURO 2012, Hiệp hội người tiêu dùng châu Âu (BEUC) phanh phui ra sự thật kinh hoàng: 9 trên tổng số 16 đội bóng ở châu Âu, gồm toàn những đội tuyển “hổ báo” như Đức, Ukraina, Nga, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan và Bồ Đào Nha mặc những chiếc áo đấu nhiễm độc nặng từ hóa chất và kim loại nặng.

Người hâm mộ có nguy cơ bị nhiễm độc từ áo đấu các tuyển quốc gia dự EURO

Ông Monique Goyens, Tổng giám đốc BEUC bức xúc: “Người hâm mộ phải bỏ ra đến 90 euro để mua một sản phẩm áo đấu, họ có quyền đòi hỏi sự an toàn. Nhưng rõ ràng, các nhà sản xuất đã không đáp ứng được yếu tố này, khi sử dụng hóa chất độc hại cho cả con người lẫn môi trường”.

Không phải chỉ mặt vạch tên thì ai cũng hiểu, EURO và World Cup là sân chơi của hai đại gia sản xuất hàng thể thao nổi tiếng thế giới là Adidas và Nike. Nhưng có điều, hai đại gia này lại là những đối tác lớn cả FIFA lẫn UEFA. Vậy nên, đáp lại lời của Monique Goyens, Gianni Infantino - khi đó là Cựu tổng thư ký UEFA chỉ lên tiếng đại khái: UEFA không sản xuất áo đấu, đó là vấn đề của các nhà sản xuất. Quả thực, UEFA hay FIFA vô can.

EURO bị đầu độc? Vấn đề này đi quá giới hạn của bóng đá, nó là vấn đề mang tính xã hội nên quả bóng trách nhiệm được đẩy sang Liên minh châu Âu (EU) nhưng dương như cơ quan quyền lực này cũng không lên tiếng.

Thi nhau báo cáo thành tích… đầu độc

Vì UEFA và EC đều không can thiệp, cộng thêm sức nóng cùng tình yêu cuồng nhiệt với ngày hội bóng đá châu Âu, cảnh báo từ BEUC dường như chẳng ai nghe. Vậy nên, chỉ tính mùa EURO 2012, Adidas đã đạt doanh thu bán hàng kỷ lục lên tới 1,6 tỷ euro. Bội thu nhất là ở Tây Ban Nha, việc ĐTQG nước này bảo vệ thành công ngôi vương châu Âu giúp Adidas bán được 1 triệu áo đấu, dù đất nước vẫn đang ngập trong kinh tế. Nike chưa thể vượt qua Adidas nhưng doanh số bán hàng cũng luôn đảm bảo đạt trên 2 tỷ euro mỗi năm.

Áo đấu tuyển TBN từng bị cảnh báo nhiễm độc

Kỳ World Cup 2014, Adidas báo cáo cán mốc 2 tỷ euro về doanh số chỉ tính riêng mảng bóng đá năm 2014, qua đó khẳng định vị thế dẫn đầu thế giới của mình trong mảng này. Nhưng đáng buồn, khi theo tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), sản phẩm của Adidas phục vụ cho kỳ World Cup này có chứa nhiều chất độc hại vượt ngưỡng, thậm chí có những chứa hàm lượng perfluorinated (PFC) - một hóa chất đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em cao gấp 14 lần so với quy định.

Riêng Adidas, ước đạt doanh số bán hàng khoảng gần 4 tỷ euro ở hai kỳ EURO và World Cup gần nhất. Cứ lấy số này chia trung bình cho 90 euro (giá áo đấu) thì số lượng áo đấu được cho là nhiễm độc, có hại cho con người, đặc biệt là trẻ em là bao nhiêu?

Mùa EURO năm nay, Adidas, Nike cũng các nhà sản xuất trang phục và dụng cụ thể thao khác kỳ vọng doanh số bán hàng tiếp tục tăng từ 10-12% nhưng những sản phẩm ấy có đủ… sạch và an toàn?

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội