Hình ảnh của thể thao Ukraine đã xấu đi trông thấy sau khi đội tuyển nam TDDC nước này thi đấu không hết sức ở chung kết nội dung đồng đội.
VĐV môn TDDC Yuri van Gelder đã bị Hà Lan trục xuất khỏi làng VĐV vì uống rượu.
Bên cạnh những màn trình diễn đem lại nhiều cảm xúc, Olympic 2016 cũng đã chứng kiến không ít tình huống chấn thương khiến người xem phải rùng mình.
Các VĐV Việt Nam sẽ bắt đầu tranh tài ở các nội dung bơi 200m tự do nam, nhảy chống nữ (TDDC), và cử tạ 56kg nam.
Samir Ait Said đã phải hứng chịu một tai nạn kinh hoàng khi thực hiện phần thi tại vòng loại nội dung nhảy ngựa của Olympic 2016.
Từ viễn cảnh vắng bóng tại Olympic 2016 thì TDDC Việt Nam đã có 2 suất chính thức nhờ sự vượt lên chính mình của Hà Thanh và Phước Hưng.
Sáng sớm 17/4 (giờ Việt Nam), VĐV TDDC Phạm Phước Hưng đã giành tấm vé thứ 13 tới Olympic Rio 2016 cho TTVN.
Từng giành 3 HCV tại các giải thế giới, nhà vô địch SEA Games thể dục dụng cụ này phải giải nghệ ở tuổi 26 khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp vì chấn thương.
Nhất tuyệt đối tại Đại hội TDTT toàn quốc, đóng góp tối thiểu 30% thành tích ở SEA Games, nhưng chế độ đãi ngộ đối với VĐV của Hà Nội ngày càng tụt hậu.
Liên đoàn Thể dục thế giới (FIG) vừa chính thức công bố danh sách 8 động tác mới được đưa vào hệ thống thi đấu mà Phạm Phước Hưng chính là một trong số những tác giả. Đó là kết quả của một quá trình sáng tạo, rèn luyện đặc biệt và tuyển thủ 28 tuổi lại đang ấp ủ về một “tác phẩm” mới.
Thể thao đất Cảng chỉ có kinh phí để đủ nuôi 270 VĐV, song ông Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở khẳng định đó không phải là “cái khó bó cái khôn” của những người làm thể thao Hải Phòng.
Sau khi chuyển sang nghiệp HLV và kết hôn với “Công chúa” TDNT Nguyễn Thu Hà, cuộc sống của nhà vô địch SEA Games có xuất phát điểm là một cậu bé đường phố tiếp tục có những thay đổi như mơ.
Ở tuổi 28, chàng trai đất Hà Thành đã có tới 21 năm gắn bó với TDDC. Tuyển thủ Việt Nam là chủ nhân của một động tác đặc biệt được đưa vào sách kỹ thuật quốc tế này chuẩn bị đón cái Tết thứ 8 xa nhà cho giấc mơ lần thứ 2 giành quyền tới Olympic.
Khi có một tuyển thủ Việt kiều tỏa sáng trên các đấu trường quốc tế, việc thu hút nguồn nhân lực đặc biệt này cho TTVN lại được “vẽ” ra như một giấc mơ đẹp, bất chấp thực tế quá xa vời.
Trương Mai Nhật Linh là VĐV Việt kiều duy nhất từng dự SEA Games, giữ kỷ lục gắn bó với TTVN 10 năm trên một hành trình đơn độc và rất nhiều thua thiệt…
Tuyển thủ Phan Thị Hà Thanh - người đã đoạt tấm HCĐ thế giới lịch sử năm 2011 cùng 1 HCB, 1 HCĐ ASIAD 2014 - kết đọng cho cả một quá trình chinh phục các môn cơ bản đầy gian khổ của TTVN. Chị đang khát khao cháy bỏng về 1 tấm huy chương tại Olympic 2016, cuộc đấu cuối cùng.
Theo Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Liên đoàn Thể dục Việt Nam, Nguyễn Kim Lan: “Hai môn Thể dục dụng cụ và Aerobic, Việt Nam đã tiếp cận với trình độ thế giới, Dance sport cũng đang phát triển tốt, riêng Thể dục nghệ thuật đang khó khăn”
Đang là HLV tuyển trẻ của thể dục dụng cụ Hà Nội, đảm nhận vai trò trọng tài ở một số giải đấu trong nước, cô gái vàng Đỗ Thị Ngân Thương bất ngờ tái xuất trên thảm đấu ở một môn hoàn toàn mới: Aerobic.
Điểm lại hành trình đầy ắp sự kiện trong năm 2015, ngôi sao số 1 của TDDC Phan Thị Hà Thanh cho rằng việc lọt vào danh sách 5 ứng viên hạng mục “Nữ VĐV của năm” ở Cúp Chiến thắng cũng là một phần thưởng bất ngờ và thú vị.
Ở Giải vô địch trẻ quốc tế tại Đức hồi tháng 9, Đình Vương - cái tên vẫn còn rất lạ lẫm với NHM thể thao - đã xuất sắc giành 4 HCV. Mới 17 tuổi, nhưng tài năng trẻ của TDDC TP.HCM đã sớm được coi là người kế cận các đàn anh như Phạm Phước Hưng, Đinh Phương Thành.
Hãy cùng nghe “Nữ hoàng TDDC” Đỗ Thị Ngân Thương chia sẻ bí quyết làm chủ cơ thể của mình với bộ môn có cái tên rất Tây: Stretching.