8 sai lầm thường gặp ở người mới tập bơi

thứ hai 22-5-2017 10:52:51 +07:00 0 bình luận
Đến bể bơi là một trong những hoạt động được lựa chọn hàng đầu trong mùa hè nắng nực. Hãy chú ý những lỗi sau đây để có thể đạt hiệu quả tốt nhất khi bơi.

Đến bể bơi là một trong những hoạt động được lựa chọn hàng đầu trong mùa hè nắng nực. Bạn có thể đốt cháy 400 calo trong một tiếng bơi trong bể và phát triển toàn diện các cơ bắp trên cơ thể.

Cho dù mới biết bơi hay đã bơi lâu năm, vẫn có những kỹ thuật tưởng chừng đơn giản nhưng bạn vẫn vô tình mắc phải. Hãy chú ý những lỗi sau đây để có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong bể bơi.

Sai lầm 1: Bạn nín thở quá lâu

Một trong những bài tập đầu tiên đối với người mới tập bơi là tập nín thở dưới nước. Tuy nhiên nín thở quá lâu đồng nghĩa với việc bạn đang tự đốt cháy oxy thành năng lượng theo cách vô nghĩa. 


Nín thở lâu khiến oxy không tới được với cơ bắp

Hãy tưởng tượng làm sao bạn có thể chạy 5km mà trong trạng thái nín thở. Oxy cần được bơm tới các cơ bắp trong suốt quá trình hoạt động.

Cách sửa: Đầu tiên hãy tập trên cạn. Bạn hít một hơi thật sâu và từ từ, chậm rãi thở ra bằng mũi. Rất đơn giản ở vài nhịp đầu nhưng để duy trì cách thở như vậy trong quãng thời gian dài lại là câu chuyện khác. Sau khi đã thành thục và duy trì được nhịp nhở đều đặn, lúc nãy hãy tập thở dưới nước.

Sai lầm 2: Bạn ngoi hẳn đầu lên để thở

Nghe có vẻ vô lý. Làm sao mà chúng ta có thể hít không khí nếu đầu không ngoi lên mặt nước. Nhưng tư thế bơi chuẩn thì chỉ cần ngoi mặt ra ngoài. Bởi nếu bạn nhô cả đầu sẽ khiến hông bị đẩy xuống và tư thế bơi thẳng trở thành zích zắc.

Cách sửa: Tập trung giữ đầu không nhô quá cao ra khỏi mặt nước, với cằm ngay trước cổ. Khi cần thở, chỉ cần hé mồm lên. Khi ấy bạn hãy nghiêng mặt về cùng phía với tay đang ở ngoài mặt nước.

Sai lầm 3: Bạn không nâng hông khi bơi 


Hãy cố giữ cơ thể song song với mặt nước khi bơi

Hông thấp sẽ khiến cơ thể bị cản lại dưới nước và bạn mất nhiều sức hơn để bơi. Đây là sai lầm thường gặp ở người mới tập bơi.

Cách sửa: Hãy đầu tư một ống thở để tập luyện. Lúc đấy bạn sẽ không phải ngoi lên mặt nước để thở và chỉ phải tập trung vào động tác tay, chân lẫn hông.

Sai lầm 4: Bạn không sử dụng lực ở hông

Tay, chân và thân trên là những bộ phận quan trọng nhất giúp bạn nổi trên mặt nước. Nhưng để tăng tốc độ di chuyển thì bạn cũng cần phải uốn hông theo nhịp bơi.

Cách sửa: Hãy luyện tập sức mạnh cho phần core để có thể cảm nhận lực chuyển động ở hông. Và lần tới khi xuống nước hãy chú ý tới việc uốn hông theo nhịp.

Sai lầm 5: Bạn quên các ngón chân 


Bơi đòi hỏi mọi bộ phận trên cơ thể phải được sử dụng

Đây là lỗi phổ biến và dễ mắc phải. Các ngón chân đóng vai trò quan trọng cho việc điều chỉnh hướng và tăng tốc độ. Hãy duỗi các ngón chân để chúng dễ uốn gập theo đà di chuyển ở chân.

Cách sửa: Hãy thực hành bài tập nhặt đồng xu bằng ngón chân, trong bể bơi hoặc ở trên cạn.

Sai lầm 6: Bạn dựa quá nhiều vào thân trên

Khi bơi bạn phải sử dụng mọi cơ bắp trên toàn bộ cơ thể. Nhưng đa số người bơi thường chỉ sử dụng thân trên: tay, vai và xô. Điều này khiến bạn bơi chậm mà còn nhanh mất sức hơn.

Cách sửa: Hãy cố gắng cân bằng giữa thân trên, core và thân dưới trong tập luyện và khi bơi. Tay để rẽ nước, phần core để điều chỉnh trong nước và chân để đạp tạo lực đẩy.

Sai lầm 7: Bạn không hoàn tất kiểu bơi 


Để cải thiện tốc độ, bơi nhanh với quãng đường ngắn tốt hơn bơi chậm với quãng đường dài

Ở mọi kiểu bơi, đa số những người mới tập thường vội vàng kết thúc động tác trước khi lặp lại. Ví dụ ở kiểu bơi trườn sấp (Freestyle stroke), họ quạt tay trên mặt nước rồi đưa chúng trở lại hông thật nhanh để bắt đầu quạt tay trở lại.

Tóm lại bạn phải kết thúc mỗi động tác bơi trước khi lặp lại để tạo ra hiệu quả lớn nhất.

Cách sửa: Rất đơn giản. Hãy bơi chậm rãi và cảm nhận từng nhịp bơi. Tập luyện nhiều và đúng thì chúng sẽ trở thành bản năng.

Sai lầm 8: Bạn tập quá lâu với tốc độ bơi chậm

Việc tự hài lòng với bản thân khiến chúng ta khó tiến bộ. Bạn sẽ trở nên lười biếng nếu cứ bơi từ điểm A đến điểm B với cùng một tốc độ.

Cách sửa: Hãy lên kế hoạch và mục tiêu cụ thể. Bơi ngắn và nhanh còn hơn bơi dài và chậm. 2 đến 3 buổi/tuần, hãy tập bơi nhanh thay vì tập bơi với quãng đường dài.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội