Kỹ năng chống đuối nước khi gặp nước xoáy, dòng chảy tách bờ trên biển
Đuối nước là nguyên nhân gây ra hàng loạt cái chết thương tâm mỗi năm tại những vùng biển, sông nước khắp Việt Nam. Biết bơi thôi chưa đủ bởi có khá nhiều người bơi giỏi nhưng vẫn thiệt mạng vì đuối nước khi gặp những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm trên biển.
Sự việc đau lòng gần đây nhất là cái chết của diễn viên Nguyễn Ánh Hải Đăng (35 tuổi), nổi danh với phim “Ra giêng anh cưới em”, do đuối nước khi tắm biển tại Khánh Hòa hôm 16/2/2021.
Các kỹ năng dưới đây được một số chuyên gia và những người có kinh nghiệm hoặc trải nghiệm thực tế chia sẻ… có thể giúp bạn phần nào khi gặp rắc rối tương tư lúc tắm - bơi biển.
1. Học bơi nghiêm túc
Bơi là một trong những kỹ năng cơ bản để tồn tại trong cuộc sống. Với một quốc gia có đường bờ biển dài, đẹp và nhiều sông hồ như Việt Nam thì bơi là kỹ năng cơ bản bạn phải trang bị. Đừng vì không biết bơi mà bỏ qua thú vui tắm biển. Tuy nhiên, khi đã biết bơi, thậm chí bơi giỏi… bạn càng cần phải để ý những điều sau.
2. Không tắm vào ngày biển động
Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cố lao xuống biển tắm trong những ngày biển động, có sóng to… ngay cả khi bạn tiếc công đi rất xa đến biển mà lại không nước ngâm mình dưới làn nước biển. Tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau thường là khoảng thời gian biển động ở hầu hết các vùng biển ở Việt Nam.
Nếu nhận thấy biển có sóng to với những đợt sóng bạc đầu thì tốt nhất nên ngồi trên bờ ngắm hoặc chuyển sang các hoạt động trên bờ khác. Sóng lớn có thể khiến bạn ngã, không thể đứng vững và khiến bạn ngạt thở dù bạn tự tin vào khả năng bơi của mình.
3. Làm gì khi gặp xoáy nước?
Các vùng biển như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hòa)… thường nổi tiếng với những con sóng to bạc đầu hay bờ biển dốc, cát dễ lún… Nhiều vùng biển hay có hiện tượng xoáy nước từng khiến nhiều người gặp nạn.
Nếu không may gặp xoáy nước, bạn cần bình tĩnh, hít thở thật sâu và xuôi theo dòng nước. Đừng cố vùng vẫy, cố gắng trồi lên khi xoáy nước đang mạnh… Hãy để xoáy nước cuốn mình xuống đáy rồi mới tìm cách thoát ra. Bạn vẫn có khả năng sống sót với phương án này thì vì bị sặc nước, đuối nước rồi lả đi khi cố gắng trồi lên, chống lại dòng xoáy nước.
4. Dòng chảy tách bờ: hiểm họa và cách đối phó
Ở nhiều vùng biển, nhìn bề mặt sóng rất lặng, nhưng các chuyên gia lại khuyên rằng đừng nên bơi ở những vùng nước yên lặng mặc dù xung quanh vẫn có sóng. Đó chính là những dòng chảy tách bờ đang ngấm ngầm kéo bạn ra xa bờ.
Khi gặp dòng chảy tách bờ, lại vẫn là phải giữ bình tĩnh và đừng cố gắng bởi ngược dòng để vào bờ. Bởi lúc này, lực nước rất mạnh và đủ để cuốn mọi thứ ra xa khỏi bờ. Bạn không được hoảng loạn, cố gắng hít thở sâu và cứ để cơ thể xuôi theo dòng nước.
Tuy nhiên, có một kinh nghiệm được các chuyên gia khuyên là bạn nên bơi ngang dòng nước, song song với bờ. Nhẹ nhàng bơi ngang dòng chảy, hướng về khu vực có sóng (vùng nước bình thường và có thể vào bờ bằng lực đẩy của sóng)…
Những kỹ năng trên được đưa ra để bạn tham khảo và bạn có thể sống sót hay không còn tùy thuộc vào tình huống thực tế lúc đó. Nhưng với sự tỉnh táo và một chút may mắn, bạn có thể không mất mạng vì sự cố hy hữu đó.
Và thêm nữa, dù là bơi giỏi, đừng quá tự tin trước biển cả và hãy “biết sợ và tôn trọng mẹ thiên nhiên”.