Những thực phẩm VĐV tuyệt đối tránh (bài 1)
1. Diet soda
Diet soda (nước ngọt cho người ăn kiêng) diet soda thường bao gồm các Vitamin tổng hợp và đặc biệt là aspartame, một loạt chất có độ ngọt gấp 220 lần đường mía. Theo nghiên cứu của Đại học Purdue, chất làm ngọt nhân tạo trong các loại Diet soda sẽ sản xuất insulin (hormone lưu trữ chất béo) gây béo phì, hen suyễn, tim mạch và suy nhược cơ thể.
2. Súp đóng hộp
Súp hoặc các đồ ăn đóng hộp thường được các VĐV sử dụng vì tiện lợi cho việc ăn uống. Nhưng có điều, những đồ ăn đóng hộp không tốt cho sức khỏe của các VĐV vì thời gian bảo quản quá lâu. Mặt khác, trong quá trình chế biến đồ hộp, nhà sản xuất thường cho vào một số phụ gia và chất bảo quản nhất định. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo, việc sử dụng các sản phẩm chứa chất bảo quản không đúng cách, đúng chất, quá liều lượng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, suy tim, thận, gan, ung thư.
3. Bánh gạo
Bánh gạo không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, lượng calo thấp, trong khi đó các VĐV hoặc người chơi thể thao cần calo để bù đắp vào nguồn năng lượng đã tiêu hao. Mặt khác, bánh gạo có thể làm tăng chỉ số đường huyết cao (GI), lên tới 91. Thực phẩm có chỉ số GI cao như bánh gạo thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Khi ăn thực phẩm loại này, mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.
4. Ngũ cốc có đường
Các VĐV hoặc người chơi, tập thể thao cần nhiều calo hơn một người bình thường nhưng điều đó không có nghĩa là họ cần phải dùng nhiều thực phẩm có đường hằng ngày. Những loại ngũ cốc có đường càng làm cho nồng độ chất béo omega-6 tăng cao, khiến cơ thể của VĐV tăng cân ngoài ý muốn.
5. Bánh mỳ trắng
Bánh mì chứa quá ít chất dinh dưỡng so với các loại thực phẩm khác, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng và năng lượng cung cấp cho cơ thể từ bánh mỳ không kéo dài. Tinh bột trong bánh mì được chia nhỏ rất nhanh trong đường tiêu hóa và đi vào máu giống như glucose, nên nó sẽ gây ra sự tăng vọt lượng đường và insulin có trong máu.
6. Bỏng ngô
Bỏng ngô không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại cực kỳ nguy hại tới sức khỏe của con người, đặc biệt là các VĐV. Những túi đựng bỏng ngô chưa được nổ có chứa perfluorooctanoic (PFOA) – một lại hóa chất gây ung thư cao. Bỏng ngô cũng được phát hiện tẩm một số hóa chất gây hại khác nên không thể là nguồn bổ sung năng lượng cho VĐV sau tập luyện hay giúp họ phục hồi thể lực.