Cách chọn kính cận khi chơi thể thao
Khi chơi thể thao, bạn gặp rất nhiều bất tiện trong việc phải đeo kính. Tuy nhiên, bạn không thể không đeo kính vì cận quá nặng. Đeo kính khi chơi thể thao tiềm ẩn khả năng dính chấn thương cao cho mình và đối phương, chưa kể thành tích cũng rất bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, bạn không thể bỏ kính ra khi chạy, đá bóng, bơi… vì cận quá nặng. Lúc này, một cặp kính cận thể thao là giải pháp hợp lý nhất.
Trên các diễn đàn hiện nay có rất nhiều những câu hỏi đại loại như: “Tôi bị cận, khi chạy phải dùng kính. Tuy nhiên, chạy được khoảng 10 phút thì mồ hôi bốc ra làm mờ mặt kính, gây khó khăn khi di chuyển. Ngoài ra, đeo kính khi chạy rất dễ rơi xuống đất. Có anh chị nào có kinh nghiệm thì chia sẻ giúp tôi nhé. Hoặc có loại mắt kính hoặc tròng nào phù hợp thì giới thiệu cho tôi”.
Hiện nay, nhiều hãng thể thao đã sản xuất các loại kính cận thể thao phù hợp cho nhiều người có mức độ cận thị khác nhau. Kính có thiết kế thời trang, chắc chắn nên đảm bảo người dùng vẫn nhìn rõ mà trông vẫn rất ngầu.
Các loại kính đa tròng dùng được trong nhiều trường hợp, phù hợp với nhiều người. Loại tròng phản quang có khả năng ngăn tia UV gây hại cho mắt khi trời nắng to; tròng xám phân cực chống chói lóa dưới nguồn ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt; tròng vàng tăng cường độ sáng trong điều kiện sương mù, nhiều hơi nước; tròng xanh dùng khi mắt cần điều tiết nhiều để kiểm tra hàng hóa hoặc phải làm việc trong điều kiện ánh sáng vàng hoặc ánh sáng hơi natri; tròng trắng trong dùng trong điều kiện thiếu sáng, để tránh gió, côn trùng hoặc bụi bay thẳng vào mắt.
Đi kèm với các loại tròng sẽ là những gọng kính đa năng với chất liệu cốt nhựa polycarbonate bọc TR90 bao nhẹ, dẻo dai và bền bỉ. Gọng phụ có thể tháo lắp tròng cận-viễn-loạn hay cần kính có thể tháo rời, có vị trí gắn dây dù giúp kính khi rơi vẫn còn dính trên cổ. Đặc biệt, dây đeo đàn hồi bằng vải cao su có độ co dãn tốt, phù hợp khi chạy bộ hoặc đạp xe trên đường gồ ghề hay đá bóng…
Khi sử dụng các loại kính thể thao này, bạn cần bảo vệ các lớp phủ trên tròng kính để giữ được tác dụng bạn đầu. Bạn không nên để kính gần những nơi có nhiệt độ cao, tránh các vật sắc nhọn có thể gây xước… Thường xuyên lau chùi kính bằng khăn bán kèm, và cất kính vào hộp để tránh gãy, xước…