Bị chuột rút và cách tránh chấn thương với dân văn phòng khi đá bóng

thứ hai 6-6-2016 7:29:50 +07:00 0 bình luận
Ngoài chuột rút, bóng đá phủi cũng khiến nhiều dân văn phòng gặp phải các chấn thương khác và đâu là cách để phòng tránh?

Ngoài chuột rút, bóng đá phủi cũng khiến nhiều dân văn phòng gặp phải các chấn thương khác và đâu là cách để phòng tránh?

"Đá trận căng, gặp Gia Việt dưới trời nắng nóng xong, chạy sang sân Thành Phát đá tiếp trận chung kết giải Bắc Giang Open 2016, bị căng cơ, vừa vào sân cái là tôi dính chuột rút luôn", trung vệ Cường "trắng" chia sẻ sau vòng 5 Hạng Nhất phủi 2016.

Dân chuyên nghiệp hay "phủi cứng" cỡ Cường "trắng" (FC EOC) vẫn có lúc bị chuột rút còn với dân văn phòng, đây là một trong những hiện tượng thường xuyên gặp phải.

Hiểu về chuột rút

Tùy vào thể trạng của từng người mà có thể bị chuột rút nhiều hay ít. Với những người hoạt động quá sức hoặc thiếu canxi cũng dễ bị chuột rút. Tuy nhiên, việc khởi động không kĩ trước trận đấu cũng dễ bị chuột rút.

Chuột rút là hiện tượng thường gặp khi cầu thủ hoạt động quá sức

Khi bị chuột rút, người chơi cần thả lỏng cơ thể, nằm ngửa ra, duỗi thẳng chân bị đau, nhờ đồng đội ấn nhẹ vào lòng bàn chân để “thả mèo bắt chuột”. Sau đó, người bị chuột rút cần đi giật lùi một lúc để tránh tái phát.

Vì sao dân văn phòng dễ chấn thương?

Dân văn phòng, công sở thường là những người ít có chuyên môn về bóng đá so với dân phủi hoặc cầu thủ chuyên nghiệp. Hễ đến sân là đa số các anh chàng cổ cồn trắng lao vào chạy hoặc chỉ đứng xoay cổ tay, xoay đầu gối qua loa, phì phèo thuốc lá, "chém gió".

Dân văn phòng ngồi điều hòa nhiều, ít hoạt động và hầu như cả ngày ngồi làm việc nên không khởi động kĩ sẽ dẫn đến tình trạng cơ bắp, thể trạng chưa được làm nóng. Khi vào chơi bóng ngay sẽ dễ bị dính chấn thương như lật cổ chân, dây chằng chéo và thoát vị đĩa đệm. Đó là một số chấn thương phổ biến mà dân văn phòng thường gặp phải.

Một lý do khác khiến dân văn phòng thường bị chấn thương là do còn thiếu kinh nghiệm khi vào tranh chấp bóng, chưa có độ quái nên dễ bị đau.

Cách hạn chế chấn thương

Trước khi chơi bóng đá, có một nguyên tắc cơ bản là phải làm nóng cơ thể, các cơ bắp để thích nghi với môi trường hoạt động mạnh. Với dân văn phòng, có thể tính chất một trận bóng không quá khắc nghiệt như dân phủi hay chuyên nghiệp nhưng cũng phải khởi động tối thiểu 3-5 phút trước khi đá.

Thay vì các động tác khởi động nhẹ tại chỗ, người chơi cần phải khởi động mạnh và chạy để cả cơ thể được làm nóng.

Cầu thủ FC Thành Đồng thường khởi động kĩ càng trước trận đấu 

Cần khởi động kĩ vị trí nào trên cơ thể?

Cổ chân, đầu gối, háng, hông, lưng là những vị trí cần khởi động kĩ nhất trước mỗi trận bóng. Đặc biệt, với vùng hông, người chơi cần khởi động cân bằng thật tốt. Cần khởi động đều hai bên hông, tránh để một bên cơ khớp quá chặt còn bên đối diện lại bị yếu, dễ dẫn đến tổn thương.

Tránh quá tải

Ngay cả những cầu thủ chuyên nghiệp, việc luyện tập hay thi đấu cũng cần có giới hạn. Cơ bắp, xương cần thời gian phục hồi. Với các cầu thủ chuyên nghiệp, họ có nhiều cách để phục hồi nhanh như tắm nước đá, massage.  Với dân văn phòng không có chế độ dinh dưỡng và điều kiện phục hồi tốt như VĐV chuyên nghiệp nhưng cũng cần nghỉ ngơi, chú ý đến dinh dưỡng sau mỗi trận bóng.

Với dân văn phòng, mật độ 3 trận/tuần và cách 1 ngày đá 1 trận là hợp lý, tránh chơi nhiều hơn, dễ chấn thương.

Chọn giày phù hợp

Đa số các sân bóng hiện tại là sân cỏ nhân tạo, độ cao của cỏ thấp hơn so với cỏ thật ở sân chuyên nghiệp. Vì thế, dân phong trào chỉ nên sử dụng các loại giày đế bằng hoặc có đinh thấp khi chơi bóng. Việc đi giày có đinh cao sẽ dẫn đến chấn thương lật cổ chân với những người có cổ chân yếu.

Lời khuyên của dân chuyên

Xuân Dương đang khoác áo Sài Gòn FC 

Cầu thủ Xuân Dương đang chơi cho Sài Gòn FC, cũng là một gương mặt quen thuộc trên sân phủi khi anh từng khoác áo Hanel, EOC đưa ra lời khuyên: “Dân văn phòng muốn hạn chế chấn thương phải chịu khó tập luyện thêm, từ sức bền đến sức mạnh cơ bắp. Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ ít chấn thương hơn. Không ai ngủ dậy và lập tức đá hay, đá khỏe ngay cả. Hãy nghiêm túc với cơ thể hơn, bạn sẽ thấy sự khác biệt”.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội