Thuốc giảm đau, cảm cúm: Thủ phạm gián tiếp gây ra sốc nhiệt?

thứ bảy 14-4-2018 11:34:16 +07:00 0 bình luận
Từ thực tế và chuyên môn y học, một runner không nên sử dụng thuốc giảm đau hay kháng sinh trước khi bước vào những đường chạy dài.

Từ thực tế và chuyên môn y học, một runner không nên sử dụng thuốc giảm đau hay kháng sinh trước khi bước vào những đường chạy dài.

>>> Kiểm tra y tế từng "cứu" một cựu trợ lý FIFA của Việt Nam

>>> Những trường hợp thường dễ bị sốc nhiệt khi hoạt động thể thao

>>> Tại sao trẻ em dưới 15 tuổi không nên chạy cự ly dài 10 km?

Câu chuyện về Ironman Đặng Ngọc Lâm phải nằm viện 2 tháng từng là thông tin gây sốc với cộng đồng chạy bộ và chơi 3 môn phối hợp. Thời điểm đó, Lâm "sắt" bị sốc nhiệt, do không được sơ cứu kịp thời nên bệnh trở nặng hơn.

Anh kể lại: "Thời gian tôi dính sốc nhiệt là tháng 4/2017, khi bắt đầu chuyển từ mùa xuân sang mùa hè. Tôi chạy từ sáng sớm và trời tương đối mát, có tiếp nước đầy đủ. Tuy nhiên, trước đấy, tôi bị chút cảm cúm và có uống một chút thuốc kháng sinh vào tối hôm trước khi chạy. Đấy cũng có thể là nguyên nhân khiến tôi bị sốc nhiệt".


Ironman Đặng Ngọc Lâm từng bị sốc nhiệt vào tháng 4/2017. Ảnh: LDRvn.

Việc làm của anh Lâm để lại bài học kinh nghiệm cho các runner khác và cần cân nhắc kỹ trước khi chạy bộ nếu sức khỏe không đảm bảo.

Nói về vấn đề này, bác sỹ và cũng là runner thường xuyên tham gia các giải chạy, bác sỹ Đinh Linh của Viện tim mạch quốc gia, bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên chân thành. Anh khẳng định không nên sử dụng các thức uống hay thuốc làm ảnh hưởng đến khả năng thải nhiệt của cơ thể.

"Chúng ta không nên sử dụng một số đồ uống hay thuốc ảnh hưởng đến khả năng thải nhiệt của cơ thể như thức uống có cồn, thuốc kháng sinh, cảm cúm làm co mạch, hạn chế khả năng tản nhiệt của cơ thể. Ví dụ, hôm sau chạy dài thì hôm nay không uống bia rượu hay đã lỡ cảm cúm phải uống thuốc thì hôm sau mình nghỉ một buổi tập không sao cả", anh Linh cho biết.

Anh nói thêm: "Một số thuốc theo y học như thuốc cảm cúm, decogen,… thuốc chống động kinh, thuốc tim mạch cũng không nên dùng. Chưa kể trong hoàn cảnh cảm cúm là khả năng thải nhiệt của cơ thể đã kém đi rất nhiều rồi".

Video: Có nên uống thuốc giảm đau, cảm cúm trước khi chạy bộ?

Sau khi bị sốc nhiệt, anh Đặng Ngọc Lâm phải mất 2 tháng điều trị ở bệnh viện Bạch Mai và liên tục phải lọc gan, lọc thận. Trường hợp của anh được đánh giá là sơ cứu không kịp thời sốc nhiệt khiến bệnh trở nên rất nặng. Vì vậy, kiến thức về sốc nhiệt trở nên rất hữu dụng với cộng đồng chơi thể thao Việt Nam.

Bác sỹ Linh chia sẻ: "Khi một người bị sốc nhiệt phải vào viện như anh Lâm. Câu chuyện hạ nhiệt độ không còn nhiều giá trị nữa. Khi ấy đã là suy đa tạng rồi. Gan mất chức năng, thận mất chức năng. Anh Lâm không tự thở được phải sử dụng máy thở".

"Anh Lâm phải lọc thận liên tục bằng máy, lọc gan như dùng một gan nhân tạo. Đó là câu chuyện của người suy đa tạng và suy cái gì thì làm cái đấy. May trời thương qua cơn đấy và cho cơ thể hồi phục lại. Chúng tôi cũng có một số bệnh nhân đã không qua khỏi".

Runner Đinh Linh, đồng thời là bác sỹ ở Viện tim mạch quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong nhận biết và phòng tránh sốc nhiệt ở hoạt động thể thao. Ảnh: Richmon Times.

Việc hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh như giảm đau, cảm cúm,… hoặc thuốc có cồn là một trong những cách để hạn chế việc bị sốc nhiệt trong hoạt động thể thao. Đối với các VĐV chuyên nghiệp, việc sử dụng kháng sinh cũng phải theo chỉ định của bác sỹ sau khi qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng trước ngày thi đấu.

Bên cạnh đó, việc đi tập luyện cùng bạn bè cũng là cách để hạn chế việc sơ cứu chậm trễ nếu chẳng may gặp phải triệu chứng sốc nhiệt. "Hai người  nhìn thấy nhau, nếu thấy triệu chứng có thể nhắc nhau, đôi khi mình tập mình phê, nỗ lực quá sẽ dẫn đến mất ý thức mà lại chỉ có 1 mình là không được", bác sỹ Linh chia sẻ.

Anh Đặng Ngọc Lâm cũng góp ý thêm: "Mình nên tập đúng mô phỏng theo môi trường thi. Ví dụ, giải chạy vào 11h trưa thì tập làm quen với trời nóng, có thể chạy quãng ngắn dần dần. Chạy 5 phút rồi 10, 15, 20 phút tăng dần lên để cho cơ thể quen với chạy thoát mồ hôi như thế".

"Nếu đặt mục đích tương đối cao thì phải cần có HLV hoặc người tập cùng. Như tôi, trước khi bị sốc nhiệt đã đặt mục tiêu tương đối cao, ví dụ chạy marathon tôi chạy đặt mục tiêu thành tích dưới 4 giờ, có thể hơi cao với ngưỡng của tôi lúc đấy và tôi phải trả giá".

Video: Talkshow Sốc nhiệt trong thể thao do Webthethao.vn thực hiện.

Sốc nhiệt là gì?

Dân gian thường gọi bằng những từ dân dã như say nắng, say nóng. Sốc nhiệt là hình thức tổn thương cao nhất do nhiệt. Nhẹ là say nắng, say nóng, nặng hơn là kiệt sức do nhiệt và nặng nhất là sốc nhiệt.

Định nghĩa về sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm cơ thể cao quá 40 độ C kèm theo có rối loạn chức năng thần kinh TW. Nhẹ sẽ mất định hướng, rối loạn tri giác, nặng thì hôn mê. Thống kê cho thấy đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người bình thường tập luyện thể thao.

Với các VĐV chuyên nghiệp, vẫn có khả năng xảy ra. Một trong những nguy cơ của sốc nhiệt là khi nền tảng thể lực càng kém thì càng dễ xảy ra. Một người càng ít luyện tập trong điều kiện khác nhau thì khả năng thích nghi của cơ thể kém hơn. Xác suất bị sốc nhiệt ở người bình thường tập luyện thể thao thì cao hơn VĐV chuyên nghiệp.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội