VĐV ăn gì để giành HCV?

thứ ba 16-8-2016 18:28:52 +07:00 0 bình luận
Nhu cầu về năng lượng của các VĐV đỉnh cao rất đa dạng, phụ thuộc vào thể trạng, mục tiêu thi đấu, khối lượng bài tập, sức chịu đựng và cường độ tập luyện.

Nhu cầu về năng lượng của các VĐV đỉnh cao rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào thể trạng, mục tiêu thi đấu, khối lượng bài tập hàng ngày, sức chịu đựng và cường độ tập luyện. Điều này có nghĩa rằng, năng lượng là một trong những yếu tố dinh dưỡng tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa các môn thể thao.  

Ví dụ, một VĐV thể dục dụng cụ phải vừa nhẹ cân, vừa cơ bắp để có thể hạn chế lực hút của Trái Đất và thực hiện dễ dàng các động tác nhào lộn trên không. Ở một ví dụ khác, môn cử tạ tại Olympic được chia ra thành nhiều hạng cân, từ 48kg cho nữ đến trên 105kg cho nam. Những hạng cân khác nhau sẽ có sự khác biệt rất lớn về dinh dưỡng mà các VĐV cần có để tập luyện và thi đấu.

Ăn thế nào cho hợp lý?

Để có thể đáp ứng được khối lượng tập luyện và thi đấu ở các môn đòi hỏi sức bền như marathon, ba môn phối hợp, đua xe đạp và những nội dung bơi ở cự ly dài, các VĐV cần phải hấp thu mức năng lượng tối thiểu là 20 MJ/ngày (khoảng 4.800 kcal), tương đương với một thực đơn bao gồm: 8 lát bánh mỳ, 2 chén cháo ngũ cốc, 6 quả chín, 200g thịt bò và 200g thịt gà nấu chín, 2 bát cơm, 2 củ khoai tây cỡ lớn, 5 chén rau xanh, 30g quả kiên, 60g bơ và 1,5l sữa.

Các chương trình tập luyện của VĐV sẽ được chia theo những chu kỳ và giai đoạn khác nhau. Do vậy, mức năng lượng trên cũng sẽ thay đổi tùy theo khối lượng và cường độ tập luyện trong mỗi giai đoạn đó.


Những VĐV marathon như Mo Farah cần phải hấp thu mức năng lượng tối thiểu là 20 MJ/ngày.

Đối với những VĐV thường xuyên phải ép cân, việc đối mặt với những biểu hiện như mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng và suy giảm về thể lực là rất phổ biến. Thậm chí, những VĐV này còn có nguy cơ lâu dài về sức khỏe, suy yếu về tim mạch, độ rắn chắc của xương cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) từng đưa ra một bản tuyên bố, cảnh báo về nguy cơ cũng như ảnh hưởng xấu của việc thiếu hụt năng lượng trong thi đấu thể thao nhằm giúp cho các VĐV và HLV hiểu rõ vấn đề quan trọng này.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Các VĐV cần nhiều protein hơn là những người ít vận động, do vậy, hàm lượng protein được hấp thu mỗi ngày sẽ rơi vào khoảng từ 1,2g đến 2g cho một kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, đối với một VĐV chèo thuyền nặng 85kg, lượng protein anh ấy cần hấp thu trong một ngày có thể lên tới 170g.

Các VĐV ở những nước phát triển thường được cung cấp kiến thức về các loại thực phẩm khác nhau có chứa 10g protein, ví dụ như 2 quả trứng nhỏ; 30g bơ giảm béo; 50g cá nướng; 200g sữa chua giảm béo; 4 lát bánh mỳ; và 35g thịt bò hoặc thịt cừu nạc.

Hàm lượng carbohydrate cần được hấp thu hàng ngày phụ thuộc vào khối lượng và cường độ tập luyện. Tuy nhiên, hầu hết các VĐV sẽ nạp vào cơ thể một lượng carbohydrate dao động trong khoảng từ 3g đến 7g trên mỗi kg trọng lượng cơ thể hàng ngày.


Các VĐV ở những nước phát triển thường được cung cấp kiến thức về các loại thực phẩm khác nhau có chứa 10g protein.

Ở những môn thể thao đòi hỏi sức bền cao, các VĐV thường tập luyện và thi đấu ít nhất 3 giờ/ngày. Những VĐV này được khuyến khích hấp thu từ 6g đến 10g carbohydrate trên mỗi kg trọng lượng cơ thể hàng ngày. Thậm chí, con số đó có thể tăng lên 12g nếu các VĐV phải tập luyện trên 5 giờ/ngày.

Đối với những VĐV đang trong quá trình phục hồi sau chấn thương, việc hấp thu 20g protein sau các buổi tập sẽ rất có lợi trong việc tăng cường khối lượng cơ bắp và sức mạnh.

Chế độ ăn cho nhà vô địch Rio 2016

Ở làng Olympic 2016, các đầu bếp đưa ra rất nhiều loại đồ ăn, nhằm đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho các VĐV thi đấu ở các môn thể thao khác nhau. Thậm chí, các món ăn còn được chế biến để phù hợp với phong tục và văn hóa của mỗi quốc gia, ví dụ như các món chay dành cho những người theo đạo Hindu hay các món halal dành cho những VĐV theo đạo Hồi.


Rất nhiều VĐV đang có xu hướng sử dụng những thực phẩm không có gluten trong thời gian diễn ra Olympic.

Các đầu bếp chuyên phục vụ các món đặc sản sẽ tập trung vào phong cách ăn uống của nước chủ nhà. Tại Rio nói riêng và các quốc gia Nam Mỹ nói chung, món tráng miệng luôn được chú ý nhiều nhất trong một bữa ăn. Bên cạnh đó, nếu các VĐV muốn mang đồ ăn ra ngoài để thưởng thức, các đầu bếp cũng sẽ có một thực đơn cho họ lựa chọn.

Hiện nay, có rất nhiều VĐV đang có xu hướng sử dụng những thực phẩm không có gluten trong thời gian diễn ra Olympic. Đồng thời, các chuyên gia dinh dưỡng đang hợp tác chặt chẽ với các đầu bếp tại làng Olympic trong việc tư vấn và hướng dẫn các VĐV có thể lựa chọn thức ăn cho phù hợp.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội