7 bí mật về vòng 1 chị em chạy bộ cần biết
Trong một khảo sát được công bố trên tạp chí Y học thể thao Anh về sức khỏe của hơn 1.200 VĐV nữ tại giải London Marathon 2012, 32% số người được hỏi cho biết thỉnh thoảng ngực bị đau khi chạy bộ trong đó 17% số người trong đối tượng này phải giảm bớt mileage (quãng đường chạy) hoặc cường độ luyện tập vì đau vú (mastalgia).
-
Cơ thể không có cơ chế bảo vệ an toàn tối đa cho "núi đôi"
“Tùy thuộc vào kích cỡ, chúng có thể rất nặng. Cơ thể không hỗ trợ chúng tốt nhất trong việc giữ sự ổn định và bất động. Giữ chúng cố định chỉ có da và một nhóm sợi dây chằng”, Andrea Cheville, nhà nghiên cứu trung tâm phục hồi chức năng cho biết. “Bạn có thể chạy mà các bộ phận bên trong cơ thể không lắc rung nhờ màng bao bọc bên ngoài dạng sợi. Điều này không đúng với "núi đôi" bởi chúng không có đủ sự hỗ trợ cần thiết. Khi những bộ phận hỗ trợ đều phải gồng mình đễ chống đỡ sức nặng của bầu vú thì nó gây ra hiện tượng đau.
"Núi đôi" phải xê dịch nhiều hơn bạn nghĩ
Michelle Norris là nhà nghiên cứu khoa Khoa học thể thao ở trường ĐH Portsmouth (Anh) nghiên cứu về sự chuyển động của vú trong hoạt động thể thao và kiểm thử các sản phẩm hỗ trợ “vòng 1” của chị em.
Để nghiên cứu, cô và các đồng nghiệp để các runner nữ chạy trên máy treadmill trong tình trạng "thả rông" tự nhiên, không có giá đỡ nào khác và sau đó lần lượt mặc bra có độ hỗ trợ từ mức thấp đến mức cao.
Kết quả cho thấy, hai bầu vú không chỉ di chuyển theo chiều dọc lên xuống như mọi người vẫn thường nghĩ mà chúng còn di chuyển hướng vào nhau cũng như hướng ra phía trước lẫn phía sau. “Vú chỉ là mô tế bào chứ không phải cơ. Nó không phải là cấu trúc cứng nhắc. Nó có thể di chuyển trong không gian 3 chiều khi chúng ta chạy”, Norris cho biết. “Vú di chuyển khoảng 15cm trong suốt thời gian chạy, tùy thuộc vào kích cỡ vòng 1 của các runner được khảo sát. Khoảng 50% vú di chuyển theo chiều dọc, 25% di chuyển từ bên này sang bên kia, 25% còn lại là chuyển động từ phía trước ra phía sau".
Sự cần thiết của sport bra
Với sự dao động lớn như vậy, “vòng một” của chị em phụ nữ cần được nâng niu trong quá trình chạy bộ. Bạn hãy thử nhiều loại bra để chọn ra kiểu phù hợp nhất dành cho mình. Sport bra có 2 loại phổ biến: compression (áo bó) và encapsulation (vừa bó vừa có tác dụng nâng đỡ ngực. Bạn có thể chọn sử dụng 1 trong 2 loại miễn là cảm thấy thoải mái.
Tốc độ không ảnh hưởng đến sự di chuyển của “đôi gò bồng đảo”
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Norris, vòng 1 của chị em vẫn chuyển động không khác biệt cho dù chạy với tốc độ nào. “Tôi đã nghĩ là khi tôi chạy nhanh hơn thì ‘núi đôi’ của tôi phải di chuyển mạnh theo tốc độ. Kết quả thực tế không hẳn như vậy. Cho dù bạn chạy với tốc độ 10km/h (pace 6:00) hay 14km/h thì chúng cũng không chênh lệch là bao.
Đừng nghĩ rằng chạy chậm, hay chạy ngắn thì bạn chỉ cần tới một sport bra ít hỗ trợ là đủ. Bạn luôn cần sport bra hỗ trợ mọi lúc.
Chạy bộ có làm vòng 1 nhỏ lại?
Những người chưa chạy bộ bao giờ hay mới chạy bộ thường có băn khoăn không biết chạy bộ có làm giảm kích cỡ của vòng 1?
“Chạy bộ về bản chất không làm vú nhỏ lại”, Norris nói. “Chúng vốn bao gồm các mô liên kết, mô mỡ. “Nếu bạn luyện tập tốt và có chế độ ăn uống phù hợp, lượng mỡ cơ thể giảm, đồng nghĩa với lượng mỡ ở “núi đôi” giảm. Đây là lý do dẫn đến kích cỡ của vòng một giảm”.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam đã có runner nữ chạy bộ đường dài mà kích cỡ vòng 1 vẫn...tăng.
Hiện tượng đau vú không thể xem nhẹ
Không ít hiện tượng đau vú trong khi tập thể thao hay chạy bộ có nguyên nhân từ việc mặc áo sport bra không phù hợp, nhất là đối với những bạn có vòng 1 quá cỡ. Nhiều chị em tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với vòng 1 trong những ngày “đèn đỏ”. Hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp. Nếu bạn cảm thấy có cơn đau bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Những cơn đau có thể ảnh hưởng, thậm chí đánh gục tinh thần, ý chí của runner. Nếu bạn mang một sport bra không phù hợp, tốt nhất bạn không nên chạy.
Tỉ lệ ung thư vú ở những người chạy bộ thường xuyên bộ thấp hơn người ít vận động
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú và tần suất vận động, tập thể dục thể thao. Như nghiên cứu của TS Enter Paul William đăng trên tạp chí Ung thư quốc tế năm 2014 cho thấy những người tập thể thao tích cực, chạy bộ tốt hơn là đi bộ trong việc phòng chống căn bệnh ung thư vú.