Vì sao chơi thể thao có thể bị viêm khớp?
Bệnh viêm khớp thường xảy ra nhất đối với người cao tuổi, nhưng hiện nay, số tuổi mắc phải bệnh này ngày càng trở nên trẻ hóa. Tại sao bị viêm khớp, đặc biệt đối với những người chơi thể thao và luyện tập thường xuyên với cường độ cao?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm khớp khi chơi thể thao là do ở một số môn thể thao, người chơi hoạt động quá mạnh có thể gây ra bệnh viêm khớp như: khi chơi tennis do các động tác lặp đi lặp lại tại vùng khuỷu tay gây lực lên khuỷu tay. Những môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ cũng gây áp lực lên vùng đầu gối lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau này.
Làm thế nào để phòng ngừa tổn thương các khớp xương? 8 bị quyết dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa tổn thương các khớp xương ngay từ sớm:
1. Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và dưỡng chất :
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa, giúp bạn phòng ngừa các bệnh thoái hóa
- Uống 2-3 ly sữa mỗi ngày để bổ sung khoáng chất, canxi giúp hệ xương chắc khỏe
- Hạn chế ăn mặn
- 2. Vận động thường xuyên
Luôn có ý thức luyện tập thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn.
Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt: Tránh ngồi gác chéo chân, ngồi xổm, quỳ gối. Bạn cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp.
- 3. Không nên tập luyện cường độ mạnh
Nhiều người cố tập luyện nhiều hơn sau khi cơ thể xuất hiện những cơn đau, vì cho rằng việc tập luyện sẽ lấy lại sức mạnh cho xương khớp. Tuy nhiên, trên thực tế, khi cơ thể đau mỏi, điều tốt nhất mà bạn nên làm là nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi. Sau thời gian phục hồi, bạn nên tập luyện thể thao lại với cường độ tăng dần để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.
- 4. Tận dụng Vitamin D trong nắng sớm
Hãy xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian từ 6h đến 8h sáng mùa hè và 7-9h sáng mùa đông để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D tốt nhất.
- 5. Tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh
Khi cơ thể bạn béo lên nhanh, các khớp xương sẽ phải chịu thiệt thòi vì sức nặng của cơ thể đè lên chúng, nhất là vùng khớp lưng, khớp háng, khớp gối và khớp bàn chân.
6. Không mang vác vật nặng
Mang vác vật nặng có thể dẫn đến tổn thương khớp gây ra đau nhức. Điều này chuyển biến xấu hơn khi những lỗ tổn thương nhỏ phát triển lớn trên mặt sụn khớp, dẫn đến thoái hóa khớp.
- 7. Phát hiện sớm các bệnh xương khớp
Đo mật độ xương định kỳ 1 năm/ lần
Khi bị đau nhức xương khớp nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân và có chỉ định điều trị sớm
- 8. Sử dụng các sản phẩm bảo vệ xương khớp
Đa số các bệnh xương khớp thường là bệnh mãn tính diễn biến lâu ngày thường gây ra cho người bệnh rất nhiều đau đớn và phiền toái trong sinh hoạt lẫn công việc. Thuốc tân dược là giải pháp đầu tiên mà mỗi bệnh nhân mắc phải bệnh xương khớp sử dụng, nhưng dù tìm mọi cách bệnh vẫn không giảm hoặc giảm tạm thời và nhanh chóng trở lại. Chính vì vậy mà tỉ lệ người bệnh xương khớp ngày càng tăng chiếm khoảng 70% dân số Việt Nam, từ đó tăng nguy cơ bị tàn phế ở nhóm người này.
Vì vậy, xu hướng hiện nay của người bệnh là tin tưởng lựa chọn các bài thuốc đông y cổ phương, các sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên rõ nguồn gốc xuất xứ an toàn, không gây tác dụng phụ, mang hiệu quả lâu dài có công dụng giúp giảm đau xương khớp.
Chương trình được thực hiện với sự hợp tác tư vấn của chuyên gia đến từ CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO Trụ sở: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam | Địa chỉ giao dịch: Ngõ 15, Đường Ngọc Hồi - P.Hoàng Liệt - Q.Hoàng Mai - Hà Nội ĐT: 18006612 - Fax: (04) 36815097 | E-mail: info@traphaco.com.vn