Cách chữa phồng rộp, xước da chân khi chạy

thứ hai 19-8-2019 6:05:00 +07:00 0 bình luận
Phồng rộp, xước chân khi chạy là triệu chứng phổ biến mà người tập chạy nào cũng từng gặp. Đâu là nguyên nhân và cách đề phòng, chữa trị chứng phồng rộp, xước chân khi chạy?

Phồng rộp, xước da chân… khi chạy là một trong những biểu hiện của chứng “blister” rất phổ biến trong thể thao. Hầu hết những người bắt đầu và cả có kinh nghiệm khi chạy vẫn có thể bị dính triệu chứng này.

Phồng rộp, xước da chân… khiến bạn đau rát, đọng nước, thậm chí mưng mủ… gây khó khăn khi đi lại. Cùng tìm hiểu về chứng phồng rộp, xước da chân:

1. Nguyên nhân

Khi chạy bộ, bạn thường bị phồng rộp và xước da chân do cọ xát với tất, giày… Nếu tất bị ướt thì khả năng bị trầy xước rất cao.

Đi giày chật hơn so với cỡ chân cũng là nguyên nhân gây ra trầy xước da, phồng rộp chân…

Phồng rộp chân chạy là triệu chứng mà hầu hết người tập chạy đều đã từng gặp

2. Cách đề phòng

- Khi chọn mua giày chạy, hãy mua đôi giày có cỡ rộng từ 0,5 đến 1 cỡ so với kích thước giày bạn vẫn đi. Ví dụ, bạn thường đi giày cỡ 42, nên chọn giày cỡ 42 0,5 hoặc cỡ 43.
- Hãy làm quen với đôi giày mới của mình bằng cách đi bộ, chạy ngắn trước… Tuyệt đối không đi ngay giày mới trong ngày đua hoặc những buổi tập chạy cự ly dài.
- Chọn tất (vớ) có chất liệu thể thao tiên tiến để tránh bị trầy xước.
- Bôi trơn các kẽ chân, bàn chân bằng các chất nhờn, sáp chống ẩm Vaseline… để da không bị cọ xát với tất hoặc giày…
- Những bộ phận khác ngoài chân có khả năng bị trầy xước thường là bẹn, nách, đầu ti… cũng nên bôi trơn.
- Tránh để giày và tất bị ướt.
- Sử dụng băng dán ego cuốn quanh các ngón chân để tránh trầy xước.

Cần nắm được cách xử lý phồng rộp, trầy xước chân để vết thương không trở nên nghiêm trọng

3. Cách điều trị

Nếu đã bị trầy xước, phồng rộp chân… bạn nên xử lý ngay để vết thương không trở nên nghiêm trọng.

- Rửa sạch vết phồng rộp, nên sử dụng nước ấm…
- Những vết thương bị đọng nước, cần chọc vùng da này để nước chảy ra hết. Lau khô bằng bông băng đảm bảo vệ sinh.
- Bôi thuốc mỡ chống viêm nhiễm da lên vùng bị thương.
- Băng vùng da bị trầy xước lại.
- Nếu vết thương nặng, gây khó khăn khi di chuyển thì nên hạn chế đi lại.
- Thay băng thường xuyên, để vết thương hở cho nhanh khô và đóng vảy.
- Tạm thời không cố chạy hay tập thể thao trong giai đoạn này để vết thương chóng lành.

Thanh Mai
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội