Những thực phẩm VĐV tuyệt đối tránh (bài 2)
7. Granola
Granola được làm từ yến mạch, ngũ cốc, hạt khô, trái cây khô… được nướng cho giòn thơm. Mỗi gói Granola có thể cung cấp gần 500 calo nên được các VĐV nghĩ là tốt cho sư khỏe và thường xuyên dùng. Nhưng có điều, dù hàm lượng đường thấp nhưng chất béo của Granola lại rất cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn riêng từng loại trái cây, hạt tốt hơn nhiều so với Granola.
8. Bia rượu
Theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) năm 2014 thì “sử dụng bia rượu có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, xơ gan, viêm tụy, tim mạch, tự tử, bạo lực và thương tật vì tai nạn”. Uống nhiều bia rượu còn làm suy giảm hệ miễn dịch… tóm lại, rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc tới 200 bệnh. Với các VĐV thể thao, đồ uống có cồn làm chậm phục hồi cơ bắp, làm suy yếu khả năng vận động, giảm sức mạnh và chạy tốc độ chạy nước rút.
9. Bữa ăn không protein
VĐV cần protein để hoạt động nên các bữa ăn luôn đảm bảo không thể thiếu yếu tố này. Theo Tiến sĩ Jimmy White, chuyên gia dinh dưỡng Đại học Purdue: “Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và tăng cường các mô cơ. Protein từ các thực phẩm vào mỗi bữa ăn có tác dụng duy trì đầy đủ, cân bằng và sự đa dạng nguồn năng lượng, đồng thời giúp lượng đường trong máu thấp hơn.
10. Nước tăng lực
Đồ uống tăng lực hay thể thao không thực sự cần thiết cho các VĐV, nếu như không muốn nói là có hại. Các loại đồ uống này có chất điện phân được tăng cường thường chứa đến 34 gram đường. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước tăng lực có nhiều caffeine, làm thay đổi nhịp đập của tim và làm tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với các vấn đề về nhịp tim dẫn đến tử vong.
11. Thanh dinh dưỡng
Thanh dinh dưỡng (Nutrition bars) là loại thực phẩm được nén thành thanh, thỏi từ từ các thành phần dinh dưỡng như thanh năng lượng (Energy bar) hay thanh protein (Protein bar). Thanh dinh dưỡng được được chế biến để cung cấp một bữa ăn nhanh mà vẫn đầy đủ chất cho các vận động viên hoặc những người đi đường dài. Tuy nhiên thanh dinh dưỡng lại chứa quá nhiều chất béo và đường - hai kẻ thù của dinh dưỡng.
12. Nước ép trái cây
Nước ép trái cây không tốt cho các VĐV. Theo các nhà khoa học, loại đồ uống này có các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng nó cũng là một “con thuyền chở đường”. Hơn thế nữa, nước ép trái cây thiếu các thành phần trong trái cây như vỏ, xơ chứa đựng phần lớn các chất dinh dưỡng của một loại trái cây. Mặt khác, các loại đường (nhất là fructose) từ nước ép trái cây được gửi đến gan rất nhanh và lưu trữ chất béo.