Chấn thương khi chạy bộ. Phần 7: Hội chứng dải chậu chày
Với đa số người chạy bộ thì việc đau bề mặt ngoài gối với mức độ đau khác nhau là việc báo hiệu bị mắc hội chứng dải chậu chày. Khi nghỉ ngơi, trong khi đi, khi hoạt động các môn thể thao cần phải thay đổi tốc độ sẽ xuất hiện sự đau nhức. Ban đầu là đau ở mặt ngoài đầu gối. Ban đầu, cơn đau sẽ hết khi bạn tập luyện, nhưng theo thời gian, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn trong quá trình tập luyện.
Đau bề mặt ngoài gối với mức độ đau khác nhau là việc báo hiệu bị mắc hội chứng dải chậu chày (Ảnh minh họa)
Dải chậu chày là một dải gân xơ, nó là phần chuyển tiếp của gân cơ mông to và cơ căng cân đùi. Gân này rất mỏng kéo dài từ hông bám vào phần ngoài của gối. Từ vùng nó bám tận lên tới vùng trên của lồi cầu, gân trượt tự do. Nó giống như chiếc khăn lau chùi sạch cho phần ở phía dưới.
Cẩn trọng với những chấn thương gối khi chạy bộ (Ảnh minh họa)
Việc đau mặt ngoài gối có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, song chủ yếu nó đến do việc tập quá sức hoặc thay đổi cường độ tập đột ngột khiến dải chậu chày bị tổn thương. Cụ thể, đó là do sự ma sát quá mức của dải chậu chày bó chặt với xương. Khi lặp đi lặp lại các động tác quá sức ở đầu gối, có khả năng cao bị hội chứng dải chậu chày. Khi dừng hoạt động tập luyện thì triệu chứng đau cũng giảm hoàn toàn. Các triệu chứng đôi khi không điển hình, chỉ có dấu hiệu đau ở bên ngoài khớp gối.
Tập quá sức hoặc thay đổi cường độ tập đột ngột khiến dải chậu chày bị tổn thương (Ảnh minh họa)
Các vận động viên chạy bộ luôn cần lắng nghe cơ thể để nhận biết những cơn đau và từ đó tìm các nguyên nhân để có phương pháp tập luyện cũng như can thiệp y học. Những runner mới tập và nhất là những người nhạy cảm với chấn thương nên tìm hiểu kỹ những bài tập phù hợp cũng như các chấn thương gắn liền với bộ môn để phòng ngừa và tránh. Ví dụ như tránh ngồi quá lâu, hay việc chọn giày chạy bộ để khắc phục việc cấu tạo bàn chân phẳng sẽ tránh được tối đa nguyên nhân dẫn tới hội chứng dải chậu chày.
Cần điều trị tích cực hoặc nghỉ ngơi khi đau bề mặt ngoài đầu gối (Ảnh minh họa)
Điều trị phối hợp nhiều phương pháp.
+ Khám hình dạng bàn chân để chọn đế giầy cho phù hợp nhất là giầy chơi thể thao.
+ Phối hợp phục hồi chức năng với vật lý trị liệu, trườm đá, kéo dài gân
+ Phẫu thuật: dành cho trường hợp điều trị nội khoa kéo dài và không khỏi để cắt bỏ các dải xơ ở phía sau của dải chậu chày.
Một số biện pháp phòng ngừa hội chứng dải chậu chày:
+ Dành nhiều thời gian để khởi động làm ấm cơ thể đúng cách
+ Dành thời gian nghỉ ngơi trong quá trình tập luyện.
+ Chạy hoặc đi bộ với sải chân ngắn.
+ Chạy trên bề mặt phẳng.
+ Mang giày đúng cách
+ Thường xuyên kéo giãn dải chậu chày, cơ hông, cơ đùi và gân khoeo.