11 điều hiểu lầm về chạy bộ

thứ sáu 26-1-2018 7:14:30 +07:00 0 bình luận
Giãn cơ trước khi chạy, mua giày đắt tiền mới chạy tốt, chạy bộ khiến hỏng đầu gối...là 3 trong số nhiều lầm tưởng về chạy bộ mà bạn có thể vẫn nghĩ.

Giãn cơ trước khi chạy, mua giày đắt tiền mới chạy tốt, chạy bộ khiến hỏng đầu gối...là 3 trong số nhiều lầm tưởng về chạy bộ mà bạn có thể vẫn nghĩ.

Giãn cơ tĩnh trước khi chạy

“Giãn cơ trước khi chạy” là câu khẩu quyết được truyền miệng bao lâu nay dành cho những người mới. Tuy nhiên, không phải cứ “khua chân, khua tay” trước khi chạy kiểu gì cũng được. Thực tế, cơ của bạn bị nguội ngắt trước khi bắt đầu chạy. Làm nóng cơ thể bằng những động tác khởi động tĩnh, các cơ sẽ có nguy cơ chấn thương khi chúng chưa kịp “giãn nở”. Hãy làm nóng bằng các động tác giãn cơ động thay vì giãn cơ tĩnh.

Bù nước bằng đồ uống thể thao

Cần uống nước đều khi chạy bộ nhưng không nhất thiết phải là nước uống thể thao nếu bạn chạy bộ trong khoảng thời gian ngắn, khoảng dưới 1 giờ đồng hồ. Hãy sử dụng nước uống thể thao, nước điện giải đối với những buổi tập chạy có thời gian dài hơn 1 tiếng đồng hồ đề bù nước và muối khoáng.

 


Không phải cứ giày đắt tiền sẽ tốt cho đôi chân của bạn. Hãy chọn giày chính hãng và phù hợp với kiểu chân của bạn

Nạp carb buổi tối trước race giúp bạn chạy “phăm phăm”

Nhiều VĐV nghĩ rằng cần phải nạp carb thật nhiều ngay trước ngày đua. Đối với những cuộc chạy đua ngắn hơn 2 tiếng đồng hồ thì việc nạp carb không quá quan trọng. Quá trình nạp carb nên được bắt đầu từ cả một tuần trước giải chứ không chỉ riêng buổi tối trước ngày race. Lưu ý, hãy ăn những món ăn quen thuộc để tránh gặp vấn đề với dạ dày.

Giày càng xịn càng tốt cho chân

Một đôi giày xịn, đắt tiền, model mới nhất chưa chắc đã tốt cho đôi chân của bạn. Giày chạy bộ rất đa dạng, phục vụ cho nhiều kiểu bàn chân (cách đáp mặt đất) khác nhau. Tương tự, mỗi môn thể thao lại có các mẫu giày khác nhau tùy thuộc cách chơi của môn thể thao đó. Giày bóng rổ khác giày bóng đá và tất nhiên khác giày chạy bộ.

>> Infographic: Cách chọn giày chạy bộ tốt nhất

Những người mới chạy thường có xu hướng chọn những mẫu giày mới nhất hay của giày của các thương hiệu được quảng cáo nhiều nhất. Bạn chỉ có cách chọn giày chạy bộ phù hợp bằng cách thử trực tiếp hoặc nhờ người có kinh nghiệm tư vấn. Giày chạy bộ có thể không cần đắt nhưng nhớ mua giày chính hãng để có được giày đảm bảo chất lượng, tránh tiền mất tật mang.

Chạy bộ trời lạnh không tốt cho sức khỏe

Chạy bộ khi trời lạnh khó có thể khiến bạn gục ngã vì ốm. Không khí lạnh bên ngoài đã được “hâm nóng” trước khi nó có thể đến buồng phổi. Điều quan trọng là bạn cần mặc quần áo và trang phục chạy bộ phù hợp trong tiết trời lạnh (mặc nhiều lớp, đồ nhẹ thoáng, dễ cởi), bảo vệ đầu, tai, bàn tay luôn ấm trong khi chạy.

 


Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chạy bộ làm hỏng đầu gối

Chạy bộ hỏng đầu gối

Rất nhiều người nghĩ như vậy bởi đầu gối là bộ phận phải hoạt động nhiều khi chạy bộ. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào giữa người thường xuyên chạy và người không chạy bộ.

Phụ nữ không được chạy lúc mang bầu

Chạy bộ tốt cho phụ nữ mang bầu. Nó giúp lưu thông máu, chuyển máu, oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ không nên tăng mileage hay tốc độ trong thời kỳ mang bầu. Hãy xin lời khuyên của bác sĩ trước khi chạy. 

 


Giãn cơ nóng trước khi chạy bộ thay vì giãn cơ tĩnh

Phải tập chạy mọi ngày

Ngày nào cũng chạy là điều không cần thiết. Thực tế, nó có thể khiến bạn bị quá tải và chấn thương do...chạy nhiều quá. Cách chạy hợp lý nhất, phù hợp với số đông là chạy bộ cách ngày. Xen giữa là các buổi tập bổ trợ (bơi, đạp xe, gym…). Một tuần, bạn có thể dành ra cho mình một ngày nghỉ hoàn toàn hoặc tập nhẹ để cơ thể có thời gian hồi phục.

Mileage (tổng quãng đường chạy được trong tuần) quyết định tất cả

Những người mới chạy bộ thường quan tâm mileage chạy được trong tuần là bao nhiêu Nỗi ám ảnh chạy ít quá thường trực khiến bạn lao vào “cày mileage” cho bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, chất lượng của những buổi tập mới là yếu tố quan trọng chứ không phải số kilomet mà bạn đã chạy. Thay vì chú trọng số lượng, bạn cần có những buổi tập đa dạng: chạy bền, chạy biến tốc, chạy leo đồi dốc v.v...nếu muốn nâng cao thành tích.

 


Chạy bộ chân đất có tác dụng tốt nhưng không phải là tuyệt đối để bạn có thể đoạn tuyệt với giày chạy bộ

Runner không cần tập bổ trợ tăng cường sức mạnh

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra việc luyện tập tăng cường sức mạnh mang lại hiệu quả tốt cho VĐV khi thi đấu. Các bài tập bổ trợ giúp cải thiện thành tích, giảm nguy cơ chấn thương. Các bài tập tăng cường sức mạnh chủ yếu tập trung vào vùng cơ trung tâm, chân.

Chạy chân đất rất tuyệt

Khi chạy barefoot, bạn sẽ buộc phải chạy chậm hơn vì bàn chân không còn được hỗ trợ bởi lớp đệm êm như khi mang giày chạy bộ. Ngoài ra, nó sẽ giúp bạn “đánh thức” một số cơ hiếm khi sử dụng. Tuy nhiên, tác dụng của chạy barefoot là vậy nhưng không đồng nghĩa việc khuyến khích bạn chạy chân đất hoàn toàn. Bạn cần làm quen từ từ, bắt đầu từ đi bộ chuyển sang chạy chậm để bàn chân có thể làm quen với áp lực. Trên thực tế, những VĐV hàng đầu thế giới đứng lên bục chiến thắng ở các cuộc đua đường dài đều là những người mang giày. Điều này cho thấy vai trò của giày chạy bộ là không thể phủ nhận.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội